
Làm cha mẹ không có nghĩa là bạn có quyền yêu cầu trẻ nghe theo mọi sự sắp đặt của mình. 6 câu nói thần kỳ dưới đây sẽ giúp con bạn cách nói chuyện để con biết lắng nghe và hợp tác hơn.
1. Làm ơn giúp bố/mẹ
Làm cha mẹ không có nghĩa là bạn có quyền yêu cầu trẻ nghe theo mọi sự sắp đặt của mình. 6 câu nói thần kỳ dưới đây sẽ giúp con bạn cách nói chuyện để con biết lắng nghe và hợp tác hơn.
1. Làm ơn giúp bố/mẹ
Chẳng nghi ngờ gì nữa, ngôn ngữ cơ thể là một cách biểu đạt cảm xúc có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất. Và theo Leil Lowndes – tác giả của cuốn sách “Làm sao để nói chuyện với bất kỳ ai”, bạn có thể tạo được sự chú ý với tất cả mọi người mà không cần phải nói gì cả, chỉ thông qua ngôn ngữ cơ thể.
Dưới đây là 7 ngôn ngữ cơ thể được xem là hữu hiệu nhất, dễ dàng gây thiện cảm cho người đối diện ngay lập tức.
Nụ người “ngập nắng”
Lowndes nói: “Khi chào hỏi, đừng vội làm cho người đối diện lóa mắt với nụ cười roi rói nhất của bạn”. Nếu làm như thế, sẽ dễ dàng để họ nghĩ rằng bạn chỉ đang giả lả và đối với bất cứ người nào bạn tiếp xúc, bạn cũng tươi y chang như thế. Thay vào đó, hãy ngưng lại một chút, nhìn vào mắt đối phương vài giây, sau đó bạn nở một nụ cười ấm áp, và chào hỏi họ với gương mặt và ánh mắt tươi tắn nhất.
Dù rằng khoảnh khắc đó chỉ chậm lại vài giây thôi nhưng nó có tác dụng làm cho người đối diện cảm giác rằng nụ cười của bạn rất chân thành và thể hiện cảm tình đặc biệt với họ. Hay nói cách khác, nụ cười chậm lại có thể tạo thêm sự thân thiện và chiều sâu trong cách mà mọi người nhìn nhận về bạn.
Giao tiếp bằng ánh mắt
Hãy luôn giữ ánh mắt ấm áp, thiện cảm nhìn vào mắt người đối diện khi đang nói chuyện với họ. Ngay cả khi kết thúc cuộc trò chuyện, đừng vội đảo mắt đi ngay mà hãy từ từ, chậm rãi chuyển nhẹ nhàng ánh mắt sang hướng khác.
Bạn cũng có thể thử đếm từng cái chớp mắt của người đối diện. trong một nghiên cứu, những đối tượng được khảo sát cảm thấy được tôn trọng và yêu thích hơn khi người đối diện thực hiện phương pháp này.
Đôi mắt biết nói
Trong một nhóm bạn đang ngồi cùng nhau, thi thoảng bạn nên liếc nhìn sang người mà bạn quan tâm , bất kể là ai đang nói chuyện đi nữa. Nếu sự chú ý của bạn hướng đến người kia ngay cả khi họ không nói gì cả, bạn đang tỏ ra là mình cực kỳ quan tâm đến những phản ứng dù rất nhỏ của họ.
Tuy vậy, cũng cần phải thật cẩn thận khi sử dụng ánh mắt quan tâm này bởi đối phương có thể sẽ cảm thấy bị “soi” quá đà và mất đi sự thoải mái, tự nhiên. Cách tốt nhất là bạn vẫn giữ mắt nhìn vào người nói nhưng sau khi họ kết thúc một câu, bạn có thể nhẹ nhàng, kín đáo nhìn sang hướng đối tượng quan tâm của mình.
Xoay người, hướng chú ý
Mỗi người chúng ta đều rất lo lắng về phản ứng của mọi người đối với mình, nhất là đối với những người mới. Do đó, khi bạn gặp một người bạn mới, hãy xoay toàn bộ người của bạn về phía họ và hướng sự chú ý của mình đến với nhân vật mới toanh này. Lowndes nói: “Động tác nhỏ thôi nhưng lại mang thông điệp lớn đến với người bạn kia rằng bạn thấy họ rất, rất đặc biệt!”
Hạn chế cử chỉ bồn chồn
Nếu bạn muốn mang đến cảm giác đáng tin cậy, hãy cố gắng đừng cử động và di chuyển quá nhiều trong những cuộc trò chuyện quan trọng. Chẳng hạn như không bồn chồn, vặn vẹo, lắc lư cơ thể… Các cử động tay liên tục gần khuôn mặt khiến người đối diện cảm giác như bạn đang nói dối hoặc đang rất hồi hợp. lo lắng. Thay vì vậy, hãy liên tục giữ giao tiếp bằng mắt và làm cho đối phương cảm thấy rằng bạn đang rất nghiêm túc tập trung cao độ vào câu chuyện đang nói.
Xin chào, người bạn cũ!
Khi bạn mới gặp một người nào đó, hãy tưởng tượng đó là một người bạn từ rất lâu của mình. Như Lowndes tiết lộ, điều này sẽ tạo ra nhiều phản ứng trong tiềm thức của cơ thể bạn, từ sự mềm mại của khung chân mày cho đến những cử chỉ khi giao tiếp.
Một trong những cái lợi của phương pháp này là khi bạn hành động như thể bạn thích một ai đó, dần dà nó giống như là tự kỷ ám thị, và đến một lúc nào đó bạn nhận ra rằng bạn bắt đầu thích họ thật sự. Đơn giản hơn có thể nói rằng, tình yêu sẽ tạo ra tình yêu, sự tương đồng tạo ra sự tương đồng, sự tôn trọng tạo ra sự tôn trọng…
Ngẩng cao đầu
Mỗi khi bạn bước vào bất cứ một cánh cửa nào, hãy chú ý đến tư thế của mình: thẳng lưng, đẩy vai ra sau, ưỡn ngực ngẩng cao đầu và nhoẻn miệng cười. Mỗi ngày bạn sẽ đi qua rất nhiều cánh cửa, do đó, ghi nhớ điều này để thực hiện thường xuyên, lâu dần sẽ tạo thành thói quen của bạn. Thói quen giữ một tư thế thẳng thớm là một trong những dấu hiệu đầu tiên của người chiến thắng.
Bạn nghĩ mình đã áp dụng được bao nhiêu “chiêu” trong bài này để tạo ra những ấn tượng tốt với những người xung quanh?
Theo Webtretho
Nghệ thuật giao tiếp chốn công sở đôi khi không chỉ thể hiện qua lời nói, mà còn thể hiện qua cái gọi là “phi ngôn ngữ” – ngôn ngữ hình thể.
Công sở là nơi diễn ra giao tiếp khá đa dạng và giao tiếp “phi ngôn ngữ” được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành công của giới văn phòng.
Theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể) và giọng điệu. Khi tiếp xúc với một đối tượng, tỷ lệ tiếp nhận của đối phương bị ảnh hưởng bởi 7% ngữ điệu, 38% âm thanh, 55%ngôn ngữ cơ thể. Vì vậy nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ là một nghệ thuật giao tiếp quan trọng để thành công.
Các chuyên gia nói rằng trong cuộc đàm phán kéo dài 30 phút, hai người có thể biểu hiện hơn 800 thông điệp phi lời nói khác nhau.
Nếu cả hai người đều không hiểu hoặc không nhận ra những thông điệp này, thì cả hai chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp thấp. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi kết quả của nhiều cuộc đàm phán công việc không đến đích chỉ vì hai bên không thể hiểu những cử chỉ mang tính “phi ngôn ngữ” của đối tác.
Giao tiếp “phi ngôn ngữ” rất quan trọng trên con đường thành công chốn công sở. Ảnh minh hoạ
Trang phục
Rất nhiều người khi đến công sở thường mắc phải lỗi trang phục đáng tiếc, gây một số ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy nên có sự chọn lọc một cách khoa học khi diện trang phục đến nơi làm việc.
Trong một cuộc hội nghị, một cuộc họp hay gặp gỡ khách hàng, bạn nên chọn trang phục đứng đắn như vest, hoặc quần tây sơ mi, chất liệu thật “chất” tránh những chiếc áo ngã màu, hay quá sặc sỡ.
Tùy từng địa vị, tầm quan trọng mà lựa chọn cho thích hợp hoặc hợp với thời trang. Mặc đẹp cũng là cách tôn trọng đối tác và đặc biệt trông bạn hấp dẫn hơn. Khi tiếp xúc với đối tượng, trang phục sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn gây ấn tượng ban đầu dù nó là vật vô tri vô giác, và đó cũng là nghệ thuật lấy lòng mọi người.
Trang phục đến công sở là điều vô cùng quan trọng. Ảnh minh hoạ
Ánh mắt
Đây là cách làm phổ biến và thường được “ưa chuộng” hơn hẳn, nguyên nhân không chỉ bởi nó là một hoạt động tốn ít calo, mà nó còn chứa đựng bao hàm ý lẫn sự tình tứ của người muốn truyền thông điệp, bởi thế mà nhân gian có câu “liếc mắt đưa tình”, còn ở nơi công sở “liếc mắt đưa tin”.
Chỉ cần cái nhau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện hiểu sự không hài lòng của bạn. Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cổ vũ, đồng tình, khích lệ khiến của sếp hay đồng nghiệp cũng khiến bạn có thêm niềm tin vững bước trên con đường sự nghiệp của mình.
Lời khuyên đặc biệt dành cho nhân viên mới, cần đặc biệt chú ý từng nét mặt, cử chỉ của sếp cũng như đồng nghiệp, đặc biệt là ánh mắt, bởi nếu là người nhạy cảm bạn sẽ biết những bước kế tiếp cho con đường giành niềm tin và thành công trong sự nghiệp của mình.
Cử chỉ, điệu bộ
Một tư thế trang nghiêm, bình tĩnh, hoặc một nụ cười thân thiện, tự tin luôn thu hút được nhiều sự chú ý đồng nhiệp, khách hàng và được đánh giá cao về độ “ tự tin”.
Nơi công sở, môi trường đòi hỏi sự lịch thiệp nên các cử chỉ, điệu bộ đều được đánh giá cao. Nếu ngược lại, những cử chỉ thô lỗ, vô duyên thì bạn có làm gì đi nữa, cũng khó thành công vì không ai thích những thái độ hỗn xược, thiếu tôn trọng người khác.
Những cử chỉ đứng thẳng, bước chân nhẹ nhàng, dứt khoát dễ làm người khác cảm nhận sự nhiệt huyết, năng động trong con người bạn, tất nhiên bạn sẽ dễ dàng được đồng nghiệp yêu quí hơn.
Đừng thể hiện thái độ lo lắng
Hãy chắc chắn rằng bạn không làm động tác “đứng ngồi không yên” hoặc đan cài các ngón tay vào nhau hay lắc chân. Khi bạn đang cố gắng để cho đồng nghiệp hiểu những gì bạn đang nói thì bồn chồn chính là cách khiến họ bị lạc hướng. Bạn hãy hít sâu thở đều để tiếp tục cuộc trò chuyện. Đây là cách quan trọng để bạn cải thiện ngôn ngữ cơ thể của mình.
Ngoài ra, một điều đáng lưu ý khác là bạn hãy cố gắng đừng chạm tay vào gương mặt của mình. Hãy cố gắng để ý bản thân thói quen này, nếu có thì bạn phải loại bỏ thói quen này ngay lập tức. Chạm vào khuôn mặt khiến bạn trông có vẻ lo lắng và khiến bạn mất tập trung khi giao tiếp chốn công sở.
Hơn nữa, bạn không nên mang theo những lo lắng từ cuộc sống khi làm việc hoặc khi đi gặp khách hàng. Chúng có thể ảnh hưởng khá nhiều tới hiệu quả làm việc của bạn hoặc làm khách hàng thấy rằng bạn thiếu chuyên nghiệp khi thuyết phục họ.
Bạn đừng mang sự lo lắng tới công sở hoặc khi gặp khách hàng. Ảnh minh hoạ
Quà tặng
Tuy không cần những món quà đắt giá, chỉ cần một món quà nhỏ ý nghĩa trong dịp lễ, hoặc những ngày bình thường bạn có thể trao tặng quà cho ai đó để khích lệ tinh thần. Giữa đồng nghiệp với nhau, việc tặng những món quà nhỏ nhân ngày đặc biệt nào đó cũng khiến mối quan hệ hai phía trở nên khăng khít, thân mật hơn.
Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý đến những món quà tặng sếp. Đừng vì lợi ích cá nhân nào đó mà tặng quà để lợi dụng. Nên xuất phát từ sự kính trọng hay lòng biết ơn do tạo công ăn việc làm, do chiếu cố…Vấn đề này hết sức nhạy cảm, do đó bạn cần cân nhắc kỹ trước khi tặng quà sếp kẻo gây hiểu nhầm.
Nụ cười
Nụ cười sẽ là bạn thân thiện, và luôn đi liền với thành công.
Trong một cuộc trò chuyện, bạn tuyệt đối không nên im lặng. Ngay cả khi không có gì để nói, bạn cũng nên mỉm cười trước một vài chi tiết trong cuộc trò chuyện hay bật cười trước những câu chuyện hài hước. Đó thực sự hiệu quả để tăng sự kết nối giữa bạn và những người xung quanh.
Trái lại, cần cảnh giác cao độ với những nụ cười mỉa mai, giả tạo của đồng nghiệp nhằm tránh xa các trò” chơi khăm” của “ma cũ” hay “đối thủ”. Làm được điều này không những đã tránh được mối họa mà còn thể hiện sự nhạy cảm trong chính năng lực phán đoán và cảm nhận của bạn.
Nụ cười thân thiện sẽ giúp bạn nhanh thành công hơn! Ảnh minh hoạ
Ngữ điệu nói
Nói nhanh hay chậm, ngữ điệu khiêm nhường hay tự cao tự đại…cũng là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của bạn. Nói với tốc độ quá nhanh khiến mọi người không thể bắt kịp và nắm bắt nội dung bạn muốn truyền đạt, nói quá chậm lại không có sự truyền cảm luôn khiến người nghe muốn ngủ gật. Giọng điệu quá kiêu, tự cao thể hiện cá tính hay năng lực “ăn to nói lớn” của mỗi người nhưng lại gây sự khó chịu với người xung quanh…
Trong bất kỳ tình huống, trường hợp nào (dù sang trọng, thân mật hay suồng sã…) đều nên “học ăn học nói”, giữ thái độ ôn hòa, ngữ điệu nói vừa phải khiến thông tin truyền đi được hiểu đúng và rõ nghĩa nhất là khi bạn nói với cấp trên hoặc khi gặp khách hàng.
Gương mặt biểu cảm
Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp công sở.
Khi trong lòng thấy vui, khuôn mặt bạn trông thật rạng rỡ, các cơ trên mặt của bạn giãn căng. Ngược lại khi bạn buồn bực, trong lòng nặng trĩu thì các cơ trên khuôn mặt bạn cũng bị trùng xuống cho dù bạn có cố tình giấu đi tâm trạng đó nhưng ngôn ngữ không lời trên khuôn mặt bạn lại cho thấy tất cả.
Theo tapchicongso
Dưới đây là những bí quyết giúp người Nhật vươn tới đỉnh cao của sự thành công trong nghệ thuật giao tiếp:
Diện tích nhỏ bé, ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng Nhật đã là một nền kinh tế hùng mạnh mà các quốc gia khác phải kiêng nể. Vì sao? Câu trả lời nằm trong phong cách làm việc của người Nhật: Độc đáo, khác biệt và hiệu quả. Đó là những bài học quý cho bất kỳ ai muốn thành công.
1. Tôn trọng quyết định của nhóm
Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”.
Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể.
Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung. Người Nhật hiểu rằng việc đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên sẽ không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo.
Người Nhật rất coi trọng cách làm việc nhóm. Ảnh minh hoạ
2. Nói giảm, nói tránh
Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe.
Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.
Tính tự chủ cao của người Nhật giúp cho họ luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác. Để đạt được khả năng này, bạn cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và lời của chính mình. Nhờ đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu không hay và điều chỉnh trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.
3. Đúng giờ
Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội.
Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị kịch liệt phản đối. Cách đơn giản nhất thể hiện lòng tự trọng là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút so với giờ hẹn.
Đúng giờ là một thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất lịch sự bằng việc để cho người khác chờ đợi. Vì thế, bạn hãy sắp xếp lịch trình cho mình một cách hợp lý.
4. Duy trì liên lạc
Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ.
Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp.
Người Nhật đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên tầm cao bởi họ hiểu được giá trị của chúng. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi giữ liên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế việc trao đổi thư từ nhưng điều đó thể hiện sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ.
Theo Tapchicongso
Copyright © 2013 Giadinh365. All Rights Reserved.
Dịch vụ | Hướng dẫn | Quảng cáo | Đăng tin QC | Giới thiệu Giadinh365 | Liên hệ | Hỗ trợ
Liên hệ quảng cáo: 0906 333 738